(2Sao) - Bất chấp cuộc thi Hoa hậu Việt Nam
toàn cầu bị trì hoãn, hai cuộc thi sắc đẹp hàng đầu Quốc gia diễn ra gần
như cùng thời điểm đã giúp cho nguồn “tài nguyên” sắc đẹp Việt trở nên
dồi dào hơn bao giờ hết. Đây là lúc các đơn vị nắm giữ
bản quyền cử người đẹp đi thi quốc tế cần sớm đưa ra sự lựa chọn sáng
suốt để có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo trước khi đưa các người đẹp lên
đường “chinh chiến”.
Tiếc nuối những nhan sắc Việt!Hai HH cao nhất Việt Nam là
Mai Phương Thúy (1m84,5) và
Trần Thị Thùy Dung (1m78) đều
đăng quang khi tuổi đời còn quá trẻ - 18 tuổi. Khi Mai Phương Thúy lên
đường dự thi HH Thế giới 2006, cô mới là tân sinh viên đại học. Mặc dù
có kiến thức tốt, yếu tố chiều cao thuận lợi nhưng khi ấy, vẻ đẹp của cô
chưa thể nói là ở độ chín muồi. Thúy đi thi trong sự gấp gáp, bị tới
trễ và bỏ lỡ phần thi HH Biển (mà bây giờ có thể coi là lợi thế của cô).
Năm ấy, nhiều người cho rằng tấm vé bán kết của cô là nhờ sự trợ giúp
của khán giả nhà. Nhưng nếu Thúy đi thi vào năm 2008, hay thậm chí 2010
cô có thể là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị HH Thế giới và chinh phục
nhiều phần thi phụ, trong đó có cả HH Nhân ái.
Mai Phương Thúy, Thùy Dung và Thanh Hằng không được “tận dụng”
khi nhan sắc chín muồi? So
với thời điểm đăng quang, HHVN 2008 Thùy Dung đẹp và trưởng thành lên
trông thấy. Cô luôn xuất hiện ở vị trí Vedette tại các show thời trang
hàng đầu Việt Nam, phong cách trình diễn chuyên nghiệp và vẻ đẹp đang ở
độ chín. Nếu như Thùy Dung đi thi HH muộn 2 năm, khi cô 20 tuổi, hoàn
thành chương trình học phổ thông và theo học tại một trường ĐH nào đó,
cô có thừa sức để làm nên chuyện lớn!
Chân dài Thanh Hằng đăng
quang HH Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2002 khi mới 19 tuổi, sở hữu vẻ đẹp
hiếm thấy trong làng mẫu Việt cùng đôi chân dài miên man tuyệt đẹp.
Nhưng 8 năm kể từ khi đăng quang, cô mới nhận được lời mời dự thi HH
Hoàn vũ khi đã 26 tuổi có dư. Quyết định từ chối dự thi của Thanh Hằng
có thể coi là sáng suốt vì hiếm có người đẹp Hoàn vũ nào đăng quang ở độ
tuổi của cô. Tuy nhiên điều này đã gây nên sự tiếc nuối đối với phần
đông khán giả hâm mộ Thanh Hằng nói riêng và cuộc thi HH Hoàn vũ nói
chung.
Và còn rất nhiều cái tên gây tiếc nuối vì nhiều lý do như
HH Ngô Phương Lan, Á hậu Trịnh Chân Trân, Lưu Bảo Anh, Trương Thị May,
Huỳnh Thanh Tuyền… chưa thể đến với các đấu trường sắc đẹp quốc tế dù
hội tụ nhiều yếu tố để mang về thành công cho nước nhà.
Việt Nam sẽ còn bỏ lỡ bao nhiêu cuộc thi sắc đẹp?Bỏ
lỡ HH Trái đất 2009, Mr World 2009, HH Hoàn vũ 2010, HH Siêu quốc gia
2010 (vì nhiều lý do) dù các kỳ trước đã từng cử thí sinh dự thi và đạt
một số thành tích là điều gây khá nhiều tiếc nuối. Đối với người hâm mộ
trong nước, khán giả luôn mong muốn được theo dõi một cuộc thi sắc đẹp
có đại diện của đất nước mình - tất cả bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc
cùng sự yêu mến cái đẹp hoàn mỹ. Tuy nhiên, do một phần đông khán giả
còn đặt nặng vấn đề danh hiệu đạt được mỗi khi có thí sinh dự thi quốc
tế, nên vô tình tạo một áp lực lớn đối với thí sinh. Còn đối với đánh
giá của các chuyên gia sắc đẹp nước ngoài cũng như BTC các cuộc thi,
việc Việt Nam tham dự mùa được mùa không liệu có đủ để tạo dựng uy tín
cho thương hiệu “nhan sắc” Việt đang cố gắng vươn lên trên bản đồ nhan
sắc thế giới?
Việt Nam tiếp tục bỏ ghế trống tại Miss Universe 2010.
Đừng để danh hiệu làm khó thí sinhĐể
đủ điều kiện đến với một cuộc thi nhan sắc quốc tế, đại diện của Việt
Nam phải là người đã từng có danh hiệu tại một cuộc thi sắc đẹp trong
nước. Điều này phù hợp với yêu cầu của một số cuộc thi có quy mô lớn như
HH Thế giới, HH Hoàn vũ hay HH Trái đất. Tuy nhiên, có rất nhiều cuộc
thi quy mô nhỏ hơn không hề yêu cầu điều này nhưng thí sinh Việt Nam
không được Cục nghệ thuật biểu diễn cho phép (trường hợp xảy ra tại cuộc
thi Miss Beauty of the World 2010) vì chưa có thành tích trong nước.
Xem ra, nếu muốn đến với đấu trường quốc tế dù quy mô nhỏ, các thí sinh
của chúng ta cũng phải khá chật vật “sắm” danh hiệu trong nước cho dù có
xinh đẹp, tài năng đến đâu chăng nữa.
Cũng là vấn đề danh hiệu,
mới tham gia cuộc thi HH Thế giới 8 lần, nhưng các đại diện của Việt Nam
đã từng tham dự cuộc thi này với các danh hiệu trong nước sau đây: HH
Việt Nam, HH Phụ nữ Việt Nam qua ảnh, Nữ hoàng trang sức, Á hậu Thế giới
người Việt, Á hậu Hoàn vũ Việt Nam, Á hậu Việt Nam toàn cầu. Và còn vô
vàn các danh hiệu lớn bé tại các cuộc thi quốc tế khác. Tất cả cho thấy
Việt Nam có quá nhiều cuộc thi nhan sắc, nhưng tổ chức rải rác và thiếu
tính chuyên nghiệp, dẫn đến việc chọn lựa thí sinh đi thi quốc tế ít có
sự chuẩn bị kỹ càng mà chỉ trực nhắm vào một danh hiệu sẵn có và cử thí
sinh lên đường vào sát ngày cuộc thi diễn ra.
Cường quốc sắc đẹp Venezuela tìm ra 3 HH chỉ trong 1 cuộc thi Ở
một số cường quốc sắc đẹp như Venezuela, Mexico, Ấn Độ, Philippines…
mỗi năm sẽ có một cuộc thi sắc đẹp lớn nhất. Tại cuộc thi này, họ sẽ tìm
ra một lúc 3 ngôi vị HH trong nước tương ứng với 3 cuộc thi thế giới:
HH Thế giới, HH Hoàn vũ, HH Quốc tế (hoặc HH Trái đất). Một số nước khác
như Hàn Quốc, Nam Phi, Bỉ, Pháp… Hoa hậu của họ sẽ tham gia một lúc
nhiều sân chơi sắc đẹp khác nhau. Và vì thế, khi HH các nước đó đến với
đấu trường thế giới, họ có thể tự tin về danh hiệu trong nước mà họ đã
có được.
Thiên Lý dự thi HH Thế giới 2008 với tư cách là… Á hậu Hoàn vũ VN Chính
vì lý do trên, nhiều thí sinh của Việt Nam đã phải chịu thiệt thòi khi
đi thi, như Thiên Lý đến với HH Thế giới 2008 với tư cách Á hậu 2 HH
Hoàn vũ Việt Nam, Trúc Diễm đi thi HH Trái đất với tư cách Á hậu 1 HH
Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2005, Trần Thị Quỳnh đi thi HH Quốc tế 2009 vì
cô là HH Thế thao Việt Nam 2007… Đặc biệt hơn, HH Du lịch Việt Nam 2008
Ngọc Diễm lại không tham gia Nữ hoàng du lịch Quốc tế mặc dù đây là cuộc
thi nằm trong hệ thống tính điểm Grand Slam của Globalbeauties, để lại
tấm vé cho Chung Thục Quyên – Người đẹp ăn ảnh của HH Phụ nữ Việt Nam
2005.
Mỗi năm sẽ có một HH Việt Nam?Trải
qua thời kỳ loạn HH của những năm 2005 – 2008, hàng chục, thậm chí hàng
trăm danh hiệu đã được trao, nhưng rất khó để tìm được một sự thống
nhất về danh hiệu tại đấu trường quốc tế. Lý do được đưa ra là vì sân
chơi lớn nhất – HH Việt Nam chỉ tổ chức 2 năm một lần vào các năm chẵn
và thường không cử Á hậu làm đại diện cho quốc gia vào năm lẻ. Vì thế,
các năm lẻ chúng ta sẽ phải tận dụng người đẹp từ những cuộc thi quy mô
nhỏ và có khi chỉ tổ chức một lần duy nhất (HH Du lịch, HH các dân tộc
Việt, HH Thể thao…). Đó là cách làm thiếu tính chuyên nghiệp mà vẫn lãng
phí tiền của.
HH Việt Nam chỉ tổ chức 2 năm 1 lần.
Nếu
như HH Việt Nam chỉ tổ chức vào các năm chẵn, các Á hậu không được đi
thi vào các năm lẻ thì việc Việt Nam sẽ tiếp tục “bỏ ghế trống” tại một
số cuộc thi là điều chắc chắn.
Hai cuộc thi HH Thế giới người
Việt (Miss World Vietnam) và HH Hoàn vũ Việt Nam (Miss Universe Vietnam)
cho dù có được tổ chức không định kỳ đi chăng nữa, thì danh hiệu tương
ứng cũng phần nào gây khó dễ cho thí sinh khi tận dụng người đẹp tại các
đấu trường khác.
Lấy ví dụ tại cuộc thi HH Hoàn vũ Việt Nam
2008, lần đầu tiên có một cuộc thi HH mà cả 3 người đẹp ở 3 vị trí cao
nhất đều được cử đến các đấu trường sắc đẹp lớn nhất hành tinh. Nhưng
chỉ có đương kim HH Thùy Lâm là tận dụng được lợi thế danh hiệu của
mình. Hoàng Yến đi thi với tư cách là… người “cũ” do năm 2009 không có
HH Hoàn vũ Việt Nam. Còn Thiên Lý đã gánh nhiều thiệt thòi vì cuộc thi
trong nước của cô không phục vụ cho mục đích dự thi HH Thế giới.
Giải
pháp đơn giản mà hiệu quả, tại sao chúng ta không tổ chức HH Việt Nam
mỗi năm một lần thay vì tổ chức quá nhiều cuộc thi giống nhau với tên
gọi khác nhau? Vì danh hiệu của cuộc thi này không hề gây cản trở các
thí sinh khi đến với bất cứ một cuộc thi sắc đẹp nào (đây là cách làm
của đa số các quốc gia trên thế giới).
Nên chăng tổ chức HH Thế giới người Việt vào các năm lẻ? Giải
pháp thứ hai tổ chức HH Việt Nam vào các năm chẵn thì tổ chức HH Thế
giới người Việt vào các năm lẻ cũng là một cách làm đảm bảo nguồn “tài
nguyên” sắc đẹp của Việt Nam được tìm kiếm và “sử dụng” hợp lý.