(2Sao) – Theo dự đoán của IMO (Tổ chức Khí tượng Quốc tế - International Meteor Organization), mưa sao băng Anh Tiên (Perseids) sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 13/8 và người dân Việt Nam hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng được hiện tượng kỳ thú này nếu thời tiết đẹp.
Mưa sao băng Anh Tiên là gì?
Mưa sao băng Anh Tiên hay Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ cách đây gần 2000 năm. Nguồn gốc của mưa sao băng bắt nguồn từ những đám mây bụi và mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của nó quanh hệ Mặt Trời. Khi các thiên thạch bay vào khí quyển của Trái Đất sẽ bốc cháy và tạo nên những vệt sáng dài trên bầu trời. Và đó thực sự là hình ảnh tuyệt đẹp và kỳ thú của tự nhiên.
[You must be registered and logged in to see this image.]Mưa sao băng được đặt tên Anh Tiên do có tâm điểm là chòm sao Anh Tiên (Perseids)
Thời điểm chính xác có mưa sao băng ở Việt Nam?
Hàng năm, trong khoảng thời gian từ 17/7 tới 24/8 chúng ta có thể quan sát đượ mưa sao băng khi đám mây bụi này cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất.
Năm nay, vào thời khắc cực điểm (13/8), số sao băng “rơi” có thể lên đến gần 100 vệt/giờ. Thời điểm lý tưởng để quan sát mưa sao băng Anh Tiên sẽ rơi vào rạng sáng ngày 13/8 (sau 2h sáng ở phía Đông Bắc bầu trời). Sau 3h trở đi vị trí chòm Anh Tiên và "vùng mưa" được dự đoán sẽ lên khá cao ở phía Đông Bắc.
Tuy nhiên, trong 2 ngày kế cận là 12 và 14/8 chúng ta cũng thể quan sát thấy sao băng với số lượng ít hơn.
Làm thế nào để quan sát được mưa sao băng ?
[You must be registered and logged in to see this image.]Mưa sao băng Anh Tiên năm 2004
Ở mọi khu vực trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều có thể thấy mưa sao băng. Tuy nhiên tùy vào điều kiện và thời tiết mà mỗi nơi mức độ nhìn thấy số lượng sao băng sẽ rất khác nhau. Tuy nhiên, để có thể chiêm ngưỡng được hình ảnh tuyệt vời này, bạn cần lưu ý 1 số điểm.
Điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể quan sát hiện tượng này tất nhiên phải không mưa và quang mây. Ngoài ra, địa điểm lý tưởng để quan sát là những nơi ít có ánh đèn.
Bạn nên chọn thời điểm diễn ra cực điểm (sau 2h) để quan sát và nhớ hãy…kiên trì. Mưa sao băng Anh Tiên có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời điểm diễn ra cực điểm. Các vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau một vài phút nhưng cũng có thể “im lìm” trong một thời khá lâu hoặc xuất hiện cùng lúc nhiều vệt sáng.
[You must be registered and logged in to see this image.]Trong thời điểm chờ đợi mưa sao băng, bạn quan sát bao quát ở phía Đông Bắc. Mặc dù mưa sao băng Anh Tiên có tâm điểm ở chòm sao Anh Tiên (Perseids) nhưng đừng nhầm lẫn rằng sao băng chỉ bay ra từ tâm điểm của nó. Sao băng có thể xuất hiện ở các chòm sao khác nữa. Do đó, đừng vội e ngại việc không xác định được vị trí các chòm sao sẽ khiến bạn bỏ lỡ hoặc không xác định được hướng cần quan sát.
Cuối cùng, hãy chủ động tạo cho mình 1 kỷ niệm đẹp trong cuộc đời với mưa sao băng Anh Tiên. Một buổi “tụ tập” bạn bè, người thân, cùng trò chuyện, chờ đợi, chiêm ngưỡng và cùng cầu những điều ước với sao băng rơi hẳn sẽ là một gợi ý đáng để chúng ta lưu tâm đấy chứ.
Chúc bạn thành công với việc quan sát và những điều ước được nguyện cầu dưới mưa sao băng Anh Tiên sẽ sớm trở thành hiện thực.
Một số hình ảnh mưa sao băng Anh Tiên ở khắp nơi trên thế giới
[You must be registered and logged in to see this image.]Mưa sao băng ở Anh năm 2009
[You must be registered and logged in to see this image.]hai bức ảnh chụp mưa sao băng tại 2 địa điểm của Thụy Sĩ năm 2009
[You must be registered and logged in to see this image.]Ở Hungary 2010
[You must be registered and logged in to see this image.]tại Iran 2009
[You must be registered and logged in to see this image.]tại canada 2008
[You must be registered and logged in to see this image.]tại indonesia 2009
[You must be registered and logged in to see this image.]tại Mỹ 2009