“Chúng tôi đi làm người mẫu là được trả tiền và lao động chuyên nghiệp chứ không phải là đi để trực chụp ảnh, quay phim về để khoe với mọi người…”- Hà Anh chia sẻ về những lời thị phi xung quanh mình.
Hà Anh có một nền tảng kiến thức thời trang tốt, lại từng hoạt động người mẫu ở nước ngoài, hãy nhắc lại cái duyên đưa chị quay về Việt Nam để phát triển sự nghiệp?
- Thực ra khi sang Anh du học, Hà Anh chưa từng có ý định trở thành người mẫu. Hà Anh được học bổng học 2 năm dự bị đại học và sau đó là đại học chuyên ngành về Business Marketing, ở
thời điểm đó chỉ nghĩ khi học xong, có thể làm việc một vài năm cho có thêm kinh nghiệm rồi về nước. Chính vì vậy khi bỗng nhiên có cơ duyên trở thành người mẫu cũng vậy, đối với Hà Anh nó là một trải nghiệm mà thôi, trong tư duy của Hà Anh luôn có ngày trở về. Hà Anh rất gắn bó với gia đình cũng như đất nước của mình nên dù có bay nhảy là mấy rồi cũng sẽ có ngày trở về làm việc ở quê hương.
|
Luôn tâm niệm được làm việc ở quê hương |
Hà Anh không nghĩ rằng mình “được” ở nước ngoài nên nhất thiết phải “bám trụ” nơi đây. Các bạn bè của Hà Anh còn ở nước ngoài nhiều, tuy nhiên, về làm việc và có cơ hội đóng góp cho ngành nghề của mình tại đất nước mình luôn là điều mang lại nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống của Hà Anh.
Chứ không phải vì sự đào thải khắc nên chở về hoạt động trong nước như chị là giải pháp an toàn?
- Nghề người mẫu hay bất kể ngành nghề gì ở trên thế giới cũng có sự đào thải khắc nghiệt! Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy thôi. Hà Anh không đồng tình với những quan điểm cứ phải ở nước ngoài nếu có cơ hội mới là sự lựa chọn tối ưu.
Thực sự mỗi người một lựa chọn và quan điểm sống khác nhau. Xã hội cũng như những nhu cầu của mỗi con người đều thay đổi
và khác với nhau. Cuộc sống bây giờ và đặc biệt là ở xã hội phát triển, người ta không còn có thể “trông mặt mà bắt hình dong” nữa! Không phải anh ta đi xe đạp là anh ta nghèo, hay cô ấy mặc hàng hiệu là cô ấy giàu. Cái khác biệt là ở lựa chọn riêng của mỗi người mà thôi.
Người mẫu Châu Á có hay không cơ hội khẳng định mình ở những sàn diễn quốc tế lớn?
- Có và xu hướng này ngày càng nhiều hơn do sự hội nhập của Châu Á cùng các thị trường mua bán tiêu dùng trên toàn thế giới. Người ta nói nhiều đến việc người mẫu da màu và Châu Á ít có cơ hội hơn các người mẫu da trắng hay tóc vàng, điều này cũng đúng. Cái này một phần phản ánh sở thích của thị trường tiêu dùng.
Ngay ở Việt Nam, nhiều thương hiệu còn thích sử dụng người mẫu tóc vàng da trắng để làm cho sản phẩm của mình có vẻ quốc tế hóa hơn, hay ngay cả các thị trường như Nhật Bản,
Hongkong, Singapore… người ta cũng ưa chuộng người mẫu da trắng.
| |
Nghề người mẫu đâu có nhàn hạ như người đời nghĩ |
Đối với thị trường quốc tế, việc sử dụng người mẫu Châu Á, cho thấy sự toàn cầu hóa của thương hiệu. Những thương hiệu phổ cập như GAP, H&M, United Color of Beneton hay một số những thương hiệu lớn thường sử dụng người mẫu Châu Á trong các chiến dịch quảng cáo lớn để đạt mục tiêu tấn công thị trường khu vực này. Lúc này sẽ không có sự phân biệt người mẫu Châu Á đẹp hơn hay người mẫu Châu Âu đẹp hơn, mà tất cả được định hướng bởi cung và cầu của thị trường tiêu dùng.
Chị nghĩ phải mất thời gian bao lâu nữa ngành thời trang và người mẫu của chúng ta mới có thể khẳng định được mình?
- Tôi nghĩ người mẫu cần phải được đào tạo, không chỉ về kỹ năng catwalk hay chụp hình, mà còn về những kỹ năng như ngoại ngữ, ứng xử, cách làm việc độc lập, kỷ cương về giờ giấc và độ bền cao. Thực sự làm người mẫu ở thị trường quốc tế đòi hỏi cường độ làm việc rất chuyên nghiệp và là lao động vất vả chứ không phải một bước xuống xe, hai bước có người phục vụ.
Chúng tôi đi bộ cả ngày liền để đi casting, có khi đứng xếp hàng đến lượt cả tiếng mới đến lượt mình, qua sự chọn lọc cạnh tranh của hàng chục, hàng trăm người mẫu khác. Đến khi được lựa chọn rồi thì cường độ làm việc rất cao, bị đòi hỏi làm việc ở khí hậu khắc nghiệt (do mùa đông sẽ chụp cho xu hướng mùa hè và ngược lại), rồi chưa kể đi đâu làm gì cũng phải tự mình làm…
Vậy nên những ai nhìn vào những hình ảnh hào nhoáng của một số người mẫu nổi tiếng trên thế giới và nghĩ rằng họ sống trên nhung lụa là rất sai lầm. Để có được những thành công đó họ cũng từng phải đi bộ, xếp hàng, làm việc cật lực từ những năm họ 13, 14 tuổi.
Vậy để hội nhập được với thế giới, theo chị chúng ta cần có những gì?
- Tôi nghĩ trước hết, ngay bản thân chúng ta phải nhìn nhận thật nghiêm túc đối với nghề của mình. Không có ai trở nên giỏi trong nghề nếu như thiếu đi kỹ năng nghề. Nghề người mẫu không chỉ là khuôn mặt đẹp hay các số đo hoàn hảo. Những người đẹp trên thế giới rất nhiều, cái quan trọng rằng bạn đẹp nhưng bạn có biết biến hóa trong các khuôn hình không, bạn
có thể được tái sử dụng cho nhiều sản phẩm, mặt hàng khác nhau không? Bạn có biết cách làm việc chuyên nghiệp không, có tuân thủ giờ giấc, có thái độ hợp tác không?…
|
"Tôi không hài lòng khi công sức của mình bị biến thành thứ phù phiếm..." |
Nếu người mẫu mà chỉ hơi đứng nắng một chút đã kêu mệt hay sợ đen da mà không chịu tiếp tục làm việc, hay mới tập chương trình đã xin nghỉ vì mệt hay khát nước, hay buồn ngủ, hay bận việc phải đi…thì sẽ không bao giờ có thể tồn tại được ở thị trường quốc tế! Đối với khách hàng, họ chỉ cần biết họ trả tiền cho bạn, bạn đã ký hợp đồng và phải thực hiện đầy đủ các điều khoản, vậy thôi.
Điều thứ hai, là ngay cả ở nhận thức của những người xung quanh. Tôi có đọc một bài báo gần đây có thái độ thiếu tôn trọng đối với cá nhân tôi và một số những người mẫu khác, đã
hoặc đang làm việc ở nước ngoài. Họ mỉa mai rằng chúng tôi không nổi tiếng và không được biết đến… mặc dù chúng tôi là những người lao động chân chính. Chúng tôi đi diễn ở bất kể show nào cũng phải quay băng ghi hình lại để chứng minh cho họ biết ư? Trên thế giới có biết hàng trăm, ngàn người mẫu, chúng tôi là người mẫu chuyên nghiệp, chụp hình, diễn thời trang một năm ở không biết bao nhiêu đất nước, bao nhiêu mùa fashion week. Đến bản thân trong giới chúng tôi còn ít khi gặp lại nhau
lần thứ 2. Chúng tôi đi làm người mẫu là được trả tiền và lao động chuyên nghiệp chứ không phải là đi để trực chụp ảnh, quay phim về để khoe với mọi người.
Thực sự khi đọc bài báo này tôi cảm thấy không hài lòng. Không hài lòng ở chỗ những lao động chân chính bị người viết huyễn hoặc thành những cái bề nổi phù phiếm! Cả thế giới có được
mấy người như Kate Moss and Gisele Bunchen? Cũng giống như người Việt Nam ở thế giới làm việc như giảng viên đại học, kỹ sư lập trình, hay bác sỹ… người ta rất thành đạt và rất được tôn trọng cũng như trân trọng bởi xã hội xung quanh. Ai đòi hỏi họ phải đạt giải Nobel hay lừng lẫy thế giới?
Tôi e rằng người ta để ý quá nhiều đến cái giá trị bề nổi mà không thực sự hiểu sâu sắc về giá trị lao động và phấn đấu của
lớp trẻ như tôi, đang cố gắng học hỏi và hội nhập. Vậy nên mọi so sánh đều trở nên khập khiễng và thiếu đi giá trị xây dựng.
Phần lớn những người mẫu được xem là nổi bật của nền thời trang Việt đều vướng vào tiêu cực “lộ hàng” để Pr tên tuổi. Người mẫu quốc tế họ có sử dụng những chiêu như thế này?
- Cái đó nhiều phần do định hướng của truyền thông. Họ tập trung quá nhiều vào những hiện tượng này nhằm thu hút độc giả tò mò. Lẽ ra các phóng viên nên bỏ thời gian vào hậu trường, quan sát người mẫu lập luyện, làm việc, phỏng vấn êkip sản xuất
như đạo diễn, nhà thiết kế, chuyên gia trang điểm, nhiếp ảnh… về nghề của họ, những khó khăn, những góc sáng tối… để giúp xã hội có cái nhìn sâu và tổng quát hơn về thế giới thời trang.
|
| |
Một người mẫu phải có phong thái chuyên nghiệp ở mọi khía cạnh |
Tuy nhiên những yếu tố này hiện tại không được xem trọng, mà thay vào đó họ lại tập trung đào bới vào các vụ lộ hàng rồi các scandal ảnh nóng. Thực sự nếu là người ngoài nhìn vào, tôi cũng cảm thấy hình ảnh người mẫu cũng như thế giới thời trang thật phản cảm.
Đối với thị trường thế giới, các người mẫu chuyên nghiệp đi diễn, hay đi làm việc được đối xử như những con người chuyên nghiệp, dù họ là một ngôi sao, nên không có chuyện báo chí sẽ tập trung vào 1 cá nhân và một pha lộ hàng. Dù có muốn, người mẫu ấy cũng chẳng PR được tên tuổi vì PR cho ai, ai sẽ quan tâm đến việc cô ấy tuột dây áo, hay vấp ngã?
Những scandal hay góc tối của người mẫu thế giới thông thường là…?
- Rất nhiều, rượu, ma túy… không thiếu gì hết, nhưng quan trọng đó là cuộc sống và lựa chọn riêng của họ. Nếu họ sống thác loạn, hay trượt dốc, nghề sẽ đào thải họ nhanh tới mức người ta còn chưa kịp nhớ tới là ai, đến từ đâu và sẽ đi về đâu.
Chị có đồng ý với nhận định người mẫu Việt Nam lười học văn hoá và phông kiến thức rất thấp vì thế ít nhiều làm ảnh hưởng đến nhận thức với thế giới xung quanh?
- Tôi nghĩ việc học văn hóa vô cùng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là ý thức học hỏi hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa xung quanh mình.
Thực sự nếu được và có điều kiện theo đuổi trường lớp thì là điều tốt nhất bởi kiến thức sẽ làm nên tương lai vững bền cho một người mẫu. Tuy nhiên do tính chất nghề người mẫu là bắt đầu làm việc rất sớm nên nhiều người không có khả năng theo đuổi trường lớp. Điều này không có nghĩa là bạn không đọc sách, đọc báo, tự học hỏi và tìm hiểu về các yếu tố văn hóa, xã hội xung quanh mình để làm tốt hơn cho phông nền văn hóa của mình.
Cái thiệt thòi là ở những bạn nghĩ rằng mình đẹp thôi là đủ. Cuộc sống chỉ cần xoay quanh việc mình đẹp và mình làm đẹp, thì họ sẽ mất đi cơ hội làm mình có giá trị hơn đối với công việc và trong con mắt những người khác.
Thị trường ở Việt Nam hiện tại còn rất nhỏ và lượng người mẫu đã có tên tuổi đến show nào cũng sẽ thấy, nhưng những người mẫu mới thì phải phấn đấu nhiều năm liền để đạt vị trí này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bạn trẻ muốn nổi tiếng nhanh nên dùng các chiêu “pr” như người ta vẫn nói.
|
Nghề người mẫu càng đặt cao nhân cách |
Những người thực sự có chuyên môn sẽ chọn làm việc với bạn vì bạn có nhiều tiềm năng chứ không phải vì hiện tại tên tuổi bạn đang hot.
Vẻ đẹp thực sự của một người mẫu nằm ở đâu thưa chị?
- Thái độ và phong cách. Dĩ nhiên, cũng như bao nghề khác, là một nhân cách.
Cảm ơn chị vì buổi trò chuyện!
Theo MegaFun